Hotline: 0906 39 09 38

Công việc của kế toán tổng hợp là gì?

Ngày đăng: 24/11/2020
Kế toán tổng hợp là một công việc thu hút rất nhiều người bởi mực thu nhập và cơ hội thăng tiến trong công việc này. Kế toán tổng hợp làm những công việc gì?


1. Công việc chung
Kế toán tổng hợp có vai trò giúp các nhà quản lý nắm rõ tình hình hoạt động, từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, kịp thời giải quyết những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Nhìn chung công việc của kế toán tổng hợp:

  • Hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các kế toán khác về những vấn đề phát sinh, kiểm tra các định khoản kinh tế phát sinh
  • Đối chiếu, kiểm tra số liệu và cân đối giữa các đơn vị nội bộ, giữa chi tiết và tổng hợp
  • Thu thập, xử lý các số liệu liên quan đến hoạt động kinh tế phát sinh của doanh nghiệp (các hóa đơn, phiếu thu, chi nhập ,xuất…). Sau đó kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của các chứng từ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tiến hành ghi chép vào các sổ sách liên quan.
  • Hạch toán thu nhập, khấu hao, chi phí, TSCĐ, công nợ, thuế GTGT, các nghiệp vụ khác…
  • Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế cho từng sản phẩm của doanh nghiệp, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang. Từ đó đề xuất các biện pháp cải tiến hiệu quả hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và giám sát việc luân chuyển hàng tồn kho, thời gian tồn kho thông qua kế toán tổng hợp kho.
  • Theo dõi và quản lý công nợ, giúp nhà quản lý nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình chiếm dụng vốn từ khách hàng. Từ đó đề xuất lập dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi cho công ty.
  • Cung cấp số liệu cho ban giám đốc hoặc các cơ quan chức năng khi có yêu cầu, giải trình số liệu cho cơ quan thuế hay các cơ quan chức năng khác khi có thắc mắc.
  • Lưu trữ các sổ sách, chứng từ kế toán của công ty theo quy định.

 
2. Công việc hàng ngày
Cũng giống như những công việc chung, hằng ngày các kế toán tổng hợp cũng thực hiện những công việc đó:

  • Hướng dẫn, điều phối và giải đáp thắc mắc của các nhân viên kế toán khác
  • Thu thập, xử lý, số liệu, các chứng từ kế toán qua các nghiệp vụ kế toán phát sinh, các hoạt động liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, công ty 
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, công nợ, khấu hao, thuế GTGT, các nghiệp vụ khác
  • Theo dõi và quản lý công nợ
  • Theo dõi và tính toán giá thành sản xuất thực tế của từng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt nguyên vật liệu, phụ liệu đi kèm và chi phí sản xuất dở dang
  • Thông qua kế toán tổng hợp kho, kiểm tra và quản lý luân chuyển hàng tồn kho, thời gian tồn kho của mỗi sản phẩm tại từng kho
  • Để có thể thực hiện những công việc trên, kế toán tổng hợp cần có kiến thức vững chắc về nghiệp vụ chuyên môn, các chuẩn mực kế toán cũng như sự hiểu biết kỹ càng về các thành phần. Họ là người thiên về đối nội, chịu trách nhiệm kiểm tra, đảm bảo sự chính xác kịp thời và phản ánh đúng số liệu, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

 

cong viec cua ke toan tong hop la gi

Ảnh: Kiểm kê 6 tháng một lần những tài sản cố định

 

3. Công việc hàng tháng
Ngoài những công việc hằng ngày, mỗi tháng các kế toán tổng hợp sẽ có những nhiệm vụ sau:

  • Theo dõi, giám sát số liệu báo kho định kỳ hằng tháng và định mức sản phẩm
  • Lập bảng chi phí trước trong ngắn hạn, dài hạn… và hạch toán các khoản phân bổ đó
  • Tính lương các cán bộ công nhân viên và thực hiện các khoản trích ra theo lương
  • Kiểm kê 6 tháng một lần những tài sản cố định
  • Đối chiếu và cung cấp số liệu các khoản trả trước, trích trước hàng tháng
  • Tính, trích và hạch toán khấu hao tài sản cố định
  • Lập các báo cáo thuế theo quy định
  • Theo dõi và kiểm tra việc lập bảng kê hóa đơn GTGT, thuế TNCN
  • Lập các báo cáo nội bộ theo yêu cầu của nhà quản lý

 
4. Công việc hàng quý
Khác với hàng tháng, mỗi quý các kế toán tổng hợp cần nộp các tờ khai tính thuế cho các công ty, doanh nghiệp theo quy định bắt buộc:

  • Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo quý
  • Lập tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý
  • Lập báo cáo tình hình hóa đơn sử dụng theo quý
  • Theo yêu cầu của nhà quản lý, lập báo cáo nội bộ
  • Kiểm tra số liệu chi tiết, đối chiếu từng thành phần với sổ cái
  • Tổng hợp số liệu hạch toán

5. Công việc hàng năm
Công việc của kế toán tổng hợp hằng năm được chia thành hai giai đoạn là công việc đầu năm và công việc cuối năm. Đầu năm kế toán tổng hợp có nhiệm vụ:

  • Đối với những doanh nghiệp đã và đang hoạt động cần nộp tiền thuế môn bài
  • Đối với những doanh nghiệp mới hoạt động, mới thành lập, cần nộp tờ khai thuế môn bài và tiền thuế môn bài
  • Thực hiện các bút toán tài chính mới đầu năm như kết chuyển lãi lỗ tài chính của năm cũ, hạch toán chi phí thuế môn bài tài chính thuế của năm mới và một số công việc khác .

Còn đến cuối năm, kế toán tổng hợp lại làm những nhiệm vụ khác:

  • Kiểm tra sự cân đối số liệu kế toán giữa chi tiết tiết và tổng hợp
  • kiểm tra số dư cuối kỳ có khớp và hợp lý với báo cáo chi tiết hay không?
  • Lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản năm
  • Lập báo cáo tài chính
  • Lập báo cáo quản trị dựa trên yêu cầu của quản lý
  • Lập tờ khai quyết toán thuế TNCN và TNDN
  • In một số loại sổ sách theo quy định như sổ chi tiết, báo cáo xuất nhập kho, sổ quỹ, ngân hàng
Bài viết liên quan

Các nghiệp vụ kế toán sản xuất chuyên dùng trong doanh nghiệp

Nghiệp vụ kế toán sản xuất chuyên dùng trong doanh nghiệp gồm những nghiệp vụ nào? Các kế toán viên cần lưu ý những nghiệp vụ này.
Xem chi tiết

Tiêu chuẩn giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

Ngày 16/11/2020, Ngân hàng nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Xem chi tiết

Quy định mới về việc hoãn giờ cập nhật kiến thức kế toán viên hành nghề

Vừa qua, Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư 39/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo tại một số Thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Xem chi tiết

Những kỹ năng quan trọng mà kế toán tổng hợp cần phải có

Kế toán tổng hợp là công việc liên quan đến sổ sách, tài chính và những con số nên áp lực công việc cũng chỉ xoay quanh những vấn đề này mà thôi. Để có thể đối phó với những áp lực này thì cách duy nhất là bạn nên tập trung cao độ khi làm việc, không ngừng nỗ lực, rèn luyện bản thân chuyên nghiệp hơn.
Xem chi tiết
Zalo
Hotline: 0906 39 09 38